15 Lưu ý “nằm lòng” để tìm được Công ty Dịch thuật chất lượng
27th, May, 2019
Ngày nay, khi doanh nghiệp có cơ hội hợp tác kinh doanh với một công ty nước ngoài, rào cản ngôn ngữ chắc chắn không còn là vấn đề quá “khó nhằn”, bởi có tới hàng chục triệu công ty dịch thuật trên cả nước luôn trong trạng thái sẵn sàng để hỗ trợ và giúp đỡ doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều đáng nói là, làm sao để có thể sáng suốt lựa chọn ra được một nhà cung cấp dịch vụ dịch thuật chất lượng, uy tín và chuyên nghiệp thực sự để không gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới công việc kinh doanh của doanh nghiệp?
A. Với công ty dịch thuật:
1. Khách hàng nên lựa chọn công ty dịch thuật có thương hiệu, kinh nghiệm lâu năm trong ngành ngôn ngữ. Đặc biệt, cần phải tìm hiểu công ty đó đã từng hợp tác với những khách hàng nào? Được đánh giá, nhận xét ra sao? Cũng như những dự án dịch thuật mà họ đã triển khai có lớn và thành công hay không? Đã thu được những thành tích, chứng chỉ gì? Bởi rõ ràng, chẳng có một khách hàng nào lại yên tâm khi gửi gắm bộ tài liệu giá trị trăm tỷ của mình cho một công ty dịch thuật non trẻ, chưa có nhiều tiếng tăm và kinh nghiệm cả.
2. Một nhà cung cấp dịch vụ dịch thuật chất lượng sẽ phải cung cấp thông tin đầy đủ và rõ ràng về quy trình làm việc và dịch thuật khách hàng. Quy trình xử lý yêu cầu của khách hàng diễn ra như thế nào? Quy trình dịch thuật bao gồm những bước nào? Bản dịch có được biên tập và hiệu đính hay không? Tài liệu do người Việt hay người bản xứ dịch và kiểm tra? Quy trình ký hợp đồng, thanh toán, bàn giao sản phẩm như thế nào?… Việc nắm rõ những thông tin nay sẽ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian & nhận được bản dịch thuật chất lượng nhất.
3. Doanh nghiệp cần lựa chọn những Công ty dịch thuật có ứng dụng những công nghệ hỗ trợ tiên tiến. Những công cụ dịch thuật tốt nhất hiện nay phải kể đến Trados, Wordfast, Translation Memory,… Những công cụ này sẽ giúp đảm bảo tính thống nhất và chính xác của tài liệu. Nhờ đó, khách hàng sẽ có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc. Ngoài ra, các công ty dịch thuật cũng cần được trang bị đầy đủ các phần mềm chế bản, xử lý văn bản, hình ảnh, video, … để có thể đáp ứng được chính xác nhu cầu của khách hàng, giúp công việc diễn ra trơn tru và nhanh chóng.
4. Tại các công ty dịch thuật chuyên nghiệp, yếu tố bảo mật thông tin sẽ rất được chú trọng. Thông thường, các công ty này sẽ phải ký kết với tất cả khách hàng một văn bản cam kết về an toàn và bảo mật thông tin (Hợp đồng NDA). Điều này giúp các tài liệu mang tính tuyệt mật cao như hợp đồng, hồ sơ nội bộ, … được bảo đảm an toàn tuyệt đối.
5. Khách hàng không nên yêu cầu thời gian bàn giao sản phẩm quá ngắn, quá gấp gáp. Bởi lẽ, với những tài liệu quá dài hoặc phức tạp, sự hạn chế về mặt thời gian sẽ tạo ra áp lực cho các biên dịch viên. Điều này sẽ khiến bản dịch không được rà soát kỹ lưỡng và mắc phải những lỗi không đáng có. Do vậy, khách hàng và nhà cung cấp cần phải thống nhất về một khung thời gian hợp lý để đảm bảo chất lượng bản dịch tốt nhất.
B. Với biên dịch viên:
6. Doanh nghiệp phải kiểm tra trình độ của biên dịch trước khi ký hợp đồng với công ty dịch thuật. Việc kiểm tra này có thể diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau. Cơ bản nhất, bạn có thể yêu cầu biên dịch viên dịch thử một đoạn văn hoặc một trang tài liệu ở mức khó trung bình trở lên để có thể đánh giá được khả năng và độ “chắc tay” của biên dịch.
7. Để có thể “chọn mặt gửi vàng”, bạn cần chắc chắn Biên dịch viên có đầy đủ chứng chỉ ngoại ngữ & kinh nghiệm dịch thuật phong phú. Dịch giả được lựa chọn nên có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm để có thể xử lý bản dịch một cách “mượt mà” nhất. Quan trọng hơn, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ về các kinh nghiệm làm việc trước đó của biên dịch viên, những dự án mà họ từng thực hiện dịch, đặc biệt là những dự án mang tính chuyên môn cao. Điều này giúp bạn đánh giá đúng khả năng, trình độ và lựa chọn được biên dịch viên ưng ý.
8. Với tài liệu chuyên ngành, doanh nghiệp nên lựa chọn biên dịch có kiến thức chuyên môn cao. Ví dụ như Dịch tài liệu lĩnh vực y học, biên dịch viên nên là những người đã được đào tạo về ngành y, nắm được các thuật ngữ chuyên môn về y khoa, dược phẩm, các loại bệnh, thiết bị y tế,… Nếu bạn cần dịch tài liệu ngành dược phẩm nhưng lại lựa chọn một biên dịch viên chuyên dịch mảng xây dựng thì rõ ràng, bản dịch sẽ không thể thoát nghĩa. Các thông tin cần truyền tải đương nhiên cũng sẽ không được đầy đủ và chính xác.
9. Bạn cần truyền đạt rõ ràng và chính xác yêu cầu về nội dung bản dịch với biên dịch viên. Văn phong nên viết như thế nào? Lời văn có phù hợp với đối tượng cần truyền tải là trẻ em hoặc các chuyên gia hay không? Thông điệp cần truyền tải là gì? Tài liệu dịch từ tiếng Anh sang tiếng Trung phải có nội dung phù hợp với văn hóa, tập quán, phong tục của người Hoa ra sao?…Điều này là vô cùng cần thiết, bởi không phải cứ dịch đủ từ, đủ câu là được. Dịch giả còn cần phải linh hoạt, khéo léo, dịch sao cho phù hợp với hoàn cảnh & đối tượng tiếp nhận.
10. Với tài liệu chuyên ngành, khách hàng nên cung cấp trước cho biên dịch viên danh sách thuật ngữ chuyên môn. Ví dụ, danh sách thuật ngữ trong lĩnh vực ngân hàng, luật pháp, y khoa,… Những tài liệu này sẽ hỗ trợ vô cùng đắc lực cho các biên dịch viên. Chúng giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao tính chính xác của bản dịch.
C. Với bản dịch:
11. Khi nghiệm thu, bạn cần kiểm tra xem bản dịch có đầy đủ thông tin như bản gốc hay không. Với những tài liệu có khối lượng lớn, điều này càng phải được rà soát kỹ lưỡng. Nên rà soát theo từng chương, trang, mục, hình ảnh, … để đảm bảo thông tin không bị dịch sót.
12. Bản dịch phải được trình bày đúng như bản chất, kết cấu và nội dung của văn bản gốc. Câu văn sau khi dịch phải có cấu trúc rõ ràng, mạch lạc, dịch dễ hiểu, sát nghĩa. Các lỗi về chính tả, dấu câu, viết hoa,… cũng cần phải được rà soát kỹ lưỡng.
13. Bạn cần kiểm tra xem từ ngữ được dùng có phù hợp với văn cảnh, thể loại tài liệu không. Ví dụ, nếu là dịch phim, video thì từ ngữ nên thông dụng, dễ hiểu và ngắn gọn. Nếu là dịch các văn bản, giấy tờ quan trọng, mang tính học thuật, chuyên môn cao như hợp đồng, luận văn, hồ sơ, công văn,… thì bản dịch cần sử dụng những từ ngữ chuẩn mực, hành văn theo lối trịnh trọng hơn, không được viết tắt, kết hợp văn nói với văn viết.
14. Với tài liệu chuyên ngành, doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý đến việc dịch các thuật ngữ chuyên môn. Trong nhiều trường hợp, những thuật ngữ này không được dịch chuẩn nghĩa, sát với thực tế và hoàn cảnh. Ví dụ, khi Dịch thuật tiếng Anh, nếu không am hiểu về lĩnh vực CNTT, biên dịch viên sẽ dịch từ “bug” thành “con rệp” thay vì “lỗi lập trình”. Hoặc, nếu không có kiến thức về kinh tế, các dịch giả “non tay” sẽ có thể dịch ”GP” thành “General Practitioner” – “Bác sỹ đa khoa”. Trong khi đó, cụm từ này lại là viết tắt của “Gross Profit” – “Lợi nhuận ròng”.
15. Bản dịch khi tới tay khách hàng phải được đảm bảo định dạng đúng như bản gốc. Hoặc được chuyển sang định dạng mà khách hàng yêu cầu, như Word, PDF, Power Point, Ảnh, Video,… Đặc biệt, bản dịch không được gặp phải các vấn đề như lỗi file, lỗi font,… Điều này thể hiện được tính chuyên nghiệp của một công ty dịch thuật chất lượng thực sự.
—————————————————————-
Về Expertrans
Với 14 năm kinh nghiệm, Công ty Dịch thuật Expertrans là đối tác tin cậy của hơn 9,800 khách hàng trên toàn cầu như Samsung, LG, Microsoft, Toyota, Mitsubishi, Sanofi, BMW, Uniqlo, Cisco,… Chúng tôi kết hợp trí tuệ của hơn 3,000 biên, phiên dịch viên chuyên môn cao, 3-10 năm kinh nghiệm trên khắp thế giới, được sàng lọc và tuyển chọn khắt khe, với những công nghệ dịch thuật tiên tiến nhất hiện nay như Trados, Translation Memory để đảm bảo mang đến cho khách hàng sự uy tín và hài lòng tối đa về chất lượng dịch vụ.
- Hotline: 0926 05 1999
- Email: [email protected]