Doanh nghiệp Thế giới và Việt Nam vật lộn với “rào cản ngôn ngữ” để không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh
6th, May, 2019
Bất đồng ngôn ngữ trước nay vẫn được coi là một rào cản lớn cho sự phát triển của Doanh nghiệp. Lúc này, một dịch vụ phiên dịch, dịch thuật uy tín chắc chắn sẽ giúp “đưa đường chỉ lối” cho Doanh nghiệp đến với thành công nhanh chóng hơn.
Ngôn ngữ đa dạng và tác động to lớn đối với kinh doanh toàn cầu
Thế giới hiện nay đang hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ứớc tính hiện nay, số ngôn ngữ đang được sử dụng trên thế giới cũng xấp xỉ chừng đó. Ngoài ra, để tiếp cận được 80% dân số thế giới, DN cần thành thạo ít nhất 20 ngôn ngữ. Với sự đa dạng về ngôn ngữ cùng yêu cầu khắt khe về trình độ ngoại ngữ như vậy, rào cản ngôn ngữ vẫn đang là một tảng đá lớn, cản trở rất nhiều doanh nghiệp thế giới trên bước đường mở rộng và thâm nhập thị trường nước ngoài.
Theo Jack Halpern – CEO, The CJK Dictionary Institute và Frankie Patman – Nhà ngôn ngữ học, IBM, hiện nay, thị trường đang có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, đặc biệt là ở khu vực châu Á. Đây là cơ hội quý giá và quan trọng đối với các doanh nghiệp trên thế giới. Tuy nhiên, rào cản ngôn ngữ là một trong những khó khăn khăn đầu tiên cần khắc phục.
Hiện nay có khoảng 900 triệu người trên thế giới tiếp cận thông tin, mua sắm trên Internet. Trong một vài năm tới, con số này được dự báo sẽ tăng gấp đôi. Theo hãng nghiên cứu Global Envision.org, phần lớn người lướt Web hiện nay lại không sử dụng tiếng Anh. Đặc biệt, 250 triệu người trong số này đang sống ở châu Á.
Lĩnh vực Thương mại điện tử cũng phụ thuộc rất nhiều vào ngôn ngữ. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, 52% người tiêu dùng sẽ mua hàng trên Website có sử dụng tiếng “mẹ đẻ” của họ. 64% cho biết sẽ trả giá cao hơn cho sản phẩm mà họ có thể đọc hiểu được thông tin.
Do vậy, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ có thể tương tác thành công với người tiêu dùng tại các thị trường mục tiêu nếu ngôn ngữ và cách thức giao tiếp của họ với người tiêu dùng tại các thị trường này được điều chỉnh sao cho phù hợp với hệ thống ngôn ngữ, chữ viết, văn hóa và các phong tục bản địa.
“Rào cản ngôn ngữ” đang “làm khó” các doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam như thế nào?
Rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã phải rót không ít tiền của, nhân lực để tìm cho mình những tên gọi, khẩu hiệu thật ý nghĩa, ấn tượng, vạch ra những kế hoạch, chiến lược phát triển thật sáng tạo và kỳ vọng nó mang lại hiệu quả vượt trội tại thị trường nước ngoài. Thế nhưng cuối cùng, không ít doanh nghiệp đã gặp phải sai lầm, thất bại, thậm chí là phá sản. Nguyên nhân cũng chỉ bởi 1 vấn đề rất phổ biến – Khác biệt ngôn ngữ và văn hóa.
Thương hiệu Coca-Cola ở Trung Quốc ban đầu được phiên âm thành một cụm từ được phát âm là “Ke-kou-ke-la”. Sau khi in hàng ngàn biển hiệu, Coca-Cola mới phát hiện ra rằng, cụm từ này có nghĩa là “cắn con nòng nọc” hoặc “con ngựa cái chở đầy sáp ong” tùy theo từng địa phương. Sau đó, Coca-Cola đã nghiên cứu 40.000 ký tự tiếng Trung và tìm ra một cách phiên âm tương đương hợp lý hơn. Đó là “Ke-kou-ke-le”, có thể dịch là “niềm vui ở trong miệng”.
Ở Trung Quốc, KFC đã quảng cáo thông điệp “hương vị thơm ngon từ mười đầu ngón tay”. Tuy nhiên, thông điệp này đã bị dịch sai thành “Hãy ăn những ngón tay của bạn.”
KFC và slogan bị dịch sai thành “Hãy ăn những ngón tay của bạn.”
“Chiếc bút tạo cảm giác êm ái và không làm thủng túi áo bạn”. Đây chính là thông điệp mà Parker khi vào Mexico đã tung hô rầm rộ. Nhưng, một sự nhầm lẫn tai hại đã xảy ra với hai từ đồng âm trong tiếng Mexico. Người dân nước này đã dịch khẩu hiệu thành “Nó sẽ không đâm thủng nhưng làm bạn mang bầu.”
Pepsi đã quảng bá khẩu hiệu “Tiến tới kỷ nguyên của Pepsi” tại thị trường Đài Loan. Thế nhưng ý nghĩa bóng bẩy của câu nói này đã bị người dân ở đây đọc một cách vụng về thành “Pepsi mang tổ tiên của bạn trở về từ cõi chết.”
“Nova” một loại xe rất gọn nhẹ do hãng Chevrolet sản xuất. Tuy nhiên, dòng xe này đã không tiêu thụ được nổi một chiếc nào ở vùng Nam Mỹ. Sự việc khó hiểu này chỉ được lý giải khi họ hiểu ra “Nova” nghĩa là “Nó không chạy được.”
Tại Việt Nam, rào cản ngôn ngữ đương nhiên cũng không phải là vấn đề của riêng ai. Ngày nay, trước xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa, ngày càng nhiều doanh nghiệp liên kết với nước ngoài & các công ty đa quốc gia. Sự yếu kém về ngoại ngữ sẽ gây ra sự hạn chế trong khả năng giao tiếp & phối hợp giữa các đồng nghiệp. Quan trọng hơn, tiến độ và chất lượng công việc của cả một tổ chức cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, doanh nghiệp ở mỗi lĩnh vực sẽ có các yêu cầu khác nhau về trình độ ngoại ngữ. Ví dụ, ngành kinh doanh đòi hỏi nhân sự mạnh hoặc dịch vụ phiên dịch uy tín về thương mại. Với ngành kỹ thuật, DN lại yêu cầu phiên dịch phải có vốn ngoại ngữ tốt về máy móc.
Thế nhưng, trước thực trạng này, nhiều doanh nghiệp Việt Nam lại không coi việc giải quyết rào cản ngôn ngữ là một kế hoạch lớn, cần đầu tư giải quyết toàn diện, lâu dài. Nhiều doanh nghiệp Việt lo sợ bị o ép khi đàm phán nên đã sử dụng “người nhà” thay vì dùng phiên dịch của đối tác. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, “người nhà” lại không có đủ khả năng và trình độ phiên dịch để đảm nhiệm tốt vai trò của một “cầu nối ngôn ngữ”.
Chung quy lại, vấn đề ngôn ngữ trong kinh doanh giống như con dao hai lưỡi. Nếu doanh nghiệp biết cách sử dụng ngoại ngữ và các dịch vụ phiên dịch, biên dịch phù hợp và chính xác, cơ hội phát triển dĩ nhiên sẽ trở nên vô cùng rộng mở. Còn nếu không, công việc chắc chắn sẽ bị kéo dài hoặc sai lệch. Từ đó có thể phát sinh, rạn nứt và thậm chí làm trầm trọng hơn các mâu thuẫn. Cơ hội kinh doanh dĩ nhiên sẽ dễ dàng bị vuột mất.
Dịch vụ phiên dịch, dịch thuật uy tín sẽ là “dẫn đường” cho Doanh nghiệp đến thành công nhanh hơn.
Khi dịch vụ Phiên dịch, Dịch thuật “lên ngôi”
Một nhà đầu tư người Nhật khi nhận định về môi trường kinh doanh tại Việt Nam đã chia sẻ. “Các doanh nhân Việt Nam đều là những người rất cởi mở, nồng nhiệt và dễ tiếp xúc. Tính cách này rất cần thiết cho hoạt động của các thương nhân, tạo ra nhiều cơ hội tốt. Nhưng mặt khác, tôi lại thường thấy một số trong các bạn ít tự tin. Điều này có thể do sự bất đồng ngôn ngữ. Các bạn có thể không thể sử dụng được tiếng Nhật cũng như tôi không thể nói được tiếng Việt. Thế nhưng, chúng ta cần phải hiểu nhau và vì vậy, cần có cầu nối cho sự thông hiểu đó”.
Doanh nghiệp nên chủ động tìm cách giải quyết các trở ngại về ngôn ngữ. Đây chính là là một trong những biểu hiện hướng tới tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp. Chúng ta có rất nhiều cách để thực hiện điều đó. Một trong những cách tạm thời và nhanh nhất là sử dụng các dịch vụ chuyên nghiệp từ bên ngoài. Đó là các dịch vụ phiên dịch, dịch thuật, bản địa hóa.
Để sử dụng các dịch vụ Phiên dịch, Dịch thuật này có hiệu quả, doanh nghiệp nên:
- Trao đổi trước với phiên dịch về nội dung sẽ thảo luận. Cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu liên quan để phiên dịch nghiên cứu và chuẩn bị.
- Nên lặp lại các nội dung cần nhấn mạnh hoặc các điểm chính nếu phía nước ngoài chưa thật sự thấu hiểu hoặc phiên dịch viên chưa truyền đạt đúng.
- Không nên sử dụng từ ngữ đa nghĩa, quá bóng bẩy, mang tính chuyên môn cao nếu không thực sự cần thiết.
- Không nên tự tiện thay đổi phiên dịch viên thường xuyên, đặc biệt khi yêu cầu công việc có tính kế thừa và liên tục.
- Nên đề nghị phiên dịch viên cung cấp bản tóm tắt hoặc ghi lại kết quả dịch thuật và cùng phía nước ngoài xác nhận vào các kết quả đã trao đổi.
- Doanh nghiệp cần có kế hoạch đầu tư lâu dài trong việc tạo dựng các “cầu nối ngôn ngữ”. Việc đầu tư không đơn thuần chỉ là về tiền bạc mà quan trọng hơn là cả về nhân sự.
Nhà cung cấp Dịch vụ Phiên dịch, Dịch thuật uy tín, chuyên nghiệp tại Việt Nam
Với hơn 14 năm kinh nghiệm, Expertrans cam kết cung cấp Dịch vụ Phiên dịch, Dịch thuật với chất lượng tốt nhất và giá cả cạnh tranh nhờ đội ngũ biên, phiên dịch viên dày dặn kinh nghiệm, kỹ năng chuyên nghiệp và khả năng ngoại ngữ vượt trội. Liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết và nhận Báo giá miễn phí:
Hotline:
- Vietnam: +84 926 05 1999
- Singapore: +65 6715 7049