Dám cá rằng, bạn đã từng dùng sai rất nhiều lần khi dịch thuật sang tiếng Việt cũng như nói viết  hằng ngày mà không hề hay biết!

Đi khắp Đông Tây, thật hiếm có ngôn ngữ nào chứa từ tượng hình và tượng thanh nhiều như Tiếng Việt. Tuy nhiên, dù Tiếng Việt đẹp bao nhiêu, dễ học, dễ nhớ bao nhiêu thì vẫn có không ít người Việt hay bị nhầm lẫn khi sử dụng hằng ngày, kể cả các chuyên gia biên dịch thường xuyên dịch thuật tài liệu từ các ngôn ngữ khác sang tiếng Việt.

Hãy cùng xem 10 cặp từ ai cũng dễ “lẫn lộn” trong Tiếng Việt là gì và xem liệu bạn có thường xuyên dùng nhầm không nhé!

1. “Chia sẻ” hay “chia xẻ”

Hẳn nói đến cặp từ này, không ít bạn quả quyết “chia sẻ” mới là từ đúng bởi ít khi nhìn thấy ai dùng từ “chia xẻ” cả. Nhưng bạn có hay, hai từ này đều được sử dụng, mặc dù nghĩa của chúng có hơi khác nhau.

Từ “chia sẻ”, “chia” có nghĩa là làm ra thành từng phần, từ một chỉnh thể; “sẻ” là chia bớt ra, lấy ra một phần. Do đó, “chia sẻ” có nghĩa là cùng chia với nhau để cùng hưởng, hoặc cùng chịu đựng. (ví dụ: Chia cơm sẻ áo, chia sẻ nỗi buồn).

Dịch thuật sang tiếng Việt - 10 từ tiếng Việt phổ biến nhưng rất dễ "lẫn lộn"
“Chia xẻ” – “chia” vẫn có nghĩa là làm nhỏ ra thành từng phần từ một chỉnh thể, trong khi đó “xẻ” nghĩa là chia, bổ, cắt cho rời ra theo chiều dọc, không để dính liền nhau nữa, hay có nghĩa là đào cái gì cho thông, thoát (VD: xẻ rãnh thoát nước).

Bởi vậy, có thể nói, hai từ “chia sẻ” và “chia xẻ” này cùng là động từ, có nghĩa gần giống nhau. Tuy nhiên, cách dùng các từ này lại khác nhau. Bạn nên chọn từ đúng trong mỗi trường hợp, chứ đừng cãi cố là không có từ “chia xẻ” nhé!

2. “Giả thuyết” hay “giả thiết”

Trời, từ này là cực hay nhầm lẫn luôn đó! Có người thì khăng khăng nói rằng, chỉ có “giả thuyết” mới đúng và dùng trong tất cả các trường hợp, người khác thì lại quả quyết – “giả thiết” mới thật chính xác. Và sự thật là… cả hai từ đều dùng được nhưng ở trong các trường hợp khác nhau.

Cụ thể, “giả thuyết” được sử dụng trong trường hợp muốn nêu luận điểm mới trong khoa học để giải thích một hiện tượng tự nhiên nào đó và tạm được chấp nhận, chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng.

Dịch thuật sang tiếng Việt - 10 từ tiếng Việt phổ biến nhưng rất dễ "lẫn lộn"

Dịch thuật sang tiếng Việt – 10 từ tiếng Việt phổ biến nhưng rất dễ “lẫn lộn”

Trong khi đó, “giả thiết” được dùng để chỉ điều cho trước trong một định lý hay một bài toán để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lý hay để giải bài toán.

Một định nghĩa khác được đề cập trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê như sau: “giả thiết” – điều coi như là có thật, nêu ra làm căn cứ để phân tích, suy luận, giả định. Bởi vậy, hai từ “giả thiết” và “giả thuyết” đều đúng, chỉ là bạn nên chọn từ thật đúng trong mỗi trường hợp mà thôi.

3. “Độc giả” hay “đọc giả”

Cần chỉ rõ rằng, “độc giả” là từ Hán Việt gồm hai chữ gốc Hán. “Độc” mang ý nghĩa “đọc” hay “học” và “Giả” mang ý nghĩa “người”. Khi hai chữ đó được kết hợp với nhau, từ “độc giả” có nghĩa là “người đọc”.

Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê xuất bản năm 2000, trang 336 cũng có định nghĩa từ “độc giả” – đó là người đọc sách báo, trong quan hệ với tác giả, nhà xuất bản, cơ quan báo chí, thư viện.

Dịch thuật sang tiếng Việt - 10 từ tiếng Việt phổ biến nhưng rất dễ "lẫn lộn"
Trong khi đó, từ “đọc giả” được một số người sử dụng với nghĩa “người đọc” hay “bạn đọc”. Trong đó, “đọc” là một từ thuần Việt và “giả” là một chữ Hán Việt. Khi ghép hai từ này vào, ta sẽ nhận thấy một sự kết hợp không hợp lý.

Bởi vậy có thể khẳng định rằng, “độc giả” mới là từ đúng.

4. “Chín mùi” hay “chín muồi”

Theo định nghĩa của Hoàng Phê – trong Từ điển Tiếng Việt 2000 (trang 161) có đề cập “chín muồi” là (quả cây) rất chín, đạt đến độ ngon nhất. Đạt đến độ phát triển đầy đủ nhất, để có thể chuyển giai đoạn hoặc trạng thái. (VD: Điều kiện để chín muồi).

Dịch thuật sang tiếng Việt - 10 từ tiếng Việt phổ biến nhưng rất dễ "lẫn lộn"
Nhưng lại có rất ít từ điển đề cập đến từ “chín mùi”. Ngay cả từ điển của Nguyễn Kim Thản (2005) cũng chỉ nêu “chín muồi” là…. chín mùi như một cách nói tắt.

Bởi vậy, có thể khẳng định, từ đúng ở đây phải là “chín muồi”.

5. “Tựu chung” hay “tựu trung”

Trường hợp đúng ở đây phải là “tựu trung”. Tuy nhiên, không ít người dùng “tựu chung” hàng ngày bởi họ cho rằng, nghĩa của “chung” trong “tựu chung” giống trong từ “chung quy”.

Dịch thuật sang tiếng Việt - 10 từ tiếng Việt phổ biến nhưng rất dễ "lẫn lộn"
Thật ra, từ “tựu trung” – “tựu” có nghĩa là tới (tề tựu); trung: là ở giữa, trong, bên trong. “Tựu trung” có nghĩa là tóm lại, biểu thị điều sắp nêu ra là cái chung, cái chính trong những điều vừa nói đến. Ví dụ: Mỗi người nói một kiểu nhưng tựu trung đều tán thành cả.

6. “Vô hình chung” hay “vô hình trung”

Không ít người thường dùng từ “vô hình chung” thay cho từ “vô hình trung” bởi nghĩ từ “chung” có nghĩa là chung quy. Tuy nhiên, cách hiểu này không đúng.

Dịch thuật sang tiếng Việt - 10 từ tiếng Việt phổ biến nhưng rất dễ "lẫn lộn"

Dịch thuật sang tiếng Việt – 10 từ tiếng Việt phổ biến nhưng rất dễ “lẫn lộn”

Theo nghĩa Hán Việt, “vô hình trung” có nghĩa là “trong cái vô hình”. Còn trong Từ điển Tiếng Việt có định nghĩa: “vô hình trung”: tuy không có chủ định, không cố ý nhưng tự nhiên lại là (tạo ra, gây ra việc nói đến). Ví dụ: “Anh không nói gì, vô hình trung đã làm hại nó”.

Trong khi đó, không có từ điển nào đề cập đến định nghĩa của từ “vô hình chung” cả. Vì thế, “vô hình trung” là từ đúng; còn “vô hình chung” là sai.

7. “Nhậm chức” hay “nhận chức”

Theo nghĩa Hán Việt, “nhậm” trong từ “nhậm chức” là gánh vác công vụ, nhiệm vụ; “chức” là chức trách, việc quan, bổn phận. “Nhậm chức” là giữ chức vụ, gánh vác, đảm đương chức vụ do cấp trên giao cho, hiểu đơn giản, cấp trên bổ nhiệm, cấp dưới nhậm chức.

Dịch thuật sang tiếng Việt - 10 từ tiếng Việt phổ biến nhưng rất dễ "lẫn lộn"
Trong khi đó, từ “nhận chức” trong nghĩa Hán Nôm thì “nhận” là tiếp đón, chịu lấy, lĩnh lấy; nên “nhận chức” là nhận chức vụ, nhưng không diễn tả được trách nhiệm với chức vụ đó. Theo nghĩa Hán, “nhận” là nhìn, biết, chịu, bằng lòng nên “nhận chức” không có nghĩa.

Do đó, dù theo từ điển Hán Nôm, hay Hán Việt thì từ “nhận chức” đều không có nghĩa diễn tả được trách nhiệm đối với chức vụ. Do đó, từ đúng phải là “nhậm chức”.

8. “Chẩn đoán” hay “chuẩn đoán”

Bạn cho rằng, chẩn đoán và chuẩn đoán là giống nhau ư? Nhưng sự thật là, trong này chỉ có một từ đúng mà thôi.

“Chẩn đoán” – “chẩn” có nghĩa là xác định, phân biệt dựa theo những triệu chứng, dấu hiệu có sẵn; “đoán” có nghĩa là dựa vào cái có sẵn, đã thấy, đã biết để tìm cách suy ra điều chủ yếu còn chưa rõ hoặc chưa xảy ra.

Như vậy, “chẩn đoán” có nghĩa là xác định bệnh, dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm. VD: Chẩn đoán bệnh có đúng thì điều trị mới có hiệu quả.

Dịch thuật sang tiếng Việt - 10 từ tiếng Việt phổ biến nhưng rất dễ "lẫn lộn"
Trong khi đó, “chuẩn” trong từ “chuẩn đoán” lại không hề mang nghĩa như vậy. Từ “chuẩn” chỉ có nghĩa là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, hướng theo đó mà làm đúng; hay là cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội mà thôi.

Vì vậy, “chẩn đoán” mới là từ đúng.

9. “Tham quan” hay “thăm quan”

Nhiều người cho rằng, “tham quan” hay “thăm quan” giống nhau về nghĩa nên có thể sử dụng xen lẫn. Nhưng sự thật là chỉ có 1 từ đúng thôi – và đó là “tham quan”. Thử phân tách nghĩa các từ ra nhé!

Từ “thăm quan” được gắn nghĩa từ “thăm” – đến nơi nào đó bày tỏ sự quan tâm, hỏi han (đi thăm người ốm) hay xem xét để biết tình hình (thăm trường, lớp)… với từ “quan” – quan sát.

Dịch thuật sang tiếng Việt - 10 từ tiếng Việt phổ biến nhưng rất dễ "lẫn lộn"
Trong khi từ “tham quan” (động từ) – theo gốc Hán thì “tham” có nghĩa là thêm vào; “quan” là quan sát, nhìn nhận. Do đó, “tham quan” nghĩa là đi tận nơi để quan sát, mở rộng hiểu biết, học hỏi kinh nghiệm.

Tuy nhiên, từ này đồng âm khác nghĩa với từ “tham quan” (danh từ) chỉ viên quan có tính tham lam. Bởi vậy, từ “tham quan” mới là từ chính xác.

10. “Sát nhập” hay “sáp nhập”

Nếu ai đó hỏi bạn từ “sát nhập” hay “sáp nhập” mới đúng. Bạn sẽ trả lời sao? Sự thật là gốc của 2 từ “sát nhập” và “sáp nhập” này bắt nguồn từ “sáp nhập” – một từ ngoại lai. Trong đó, “Sáp” có nghĩa là cắm vào, cài vào; còn “Nhập” nghĩa là vào, tham gia vào, đưa vào.

Do vậy, “sáp nhập” là nhập chung lại, gộp chung lại làm một. (Ví dụ: Sáp nhập ba xã làm một/ Công ty A sáp nhập vào công ty B). Với từ “sát nhập”, từ “sát” là từ biến âm, biến thể dân gian của từ “sáp” mà ra. Từ “sát” trong tiếng Việt có nghĩa phái sinh từ từ “sáp”.

Dịch thuật sang tiếng Việt - 10 từ tiếng Việt phổ biến nhưng rất dễ "lẫn lộn"
Ngoài nghĩa gốc là cắm vào, cài vào thì còn có nghĩa là liền ngay bên cạnh, xích gần lại đến mức không còn khoảng cách. Đứng trên quan điểm đồng đại, nhiều người sử dụng hai từ “sáp nhập” và “sát nhập” y như nhau. Một vài cuốn từ điển tiếng Việt đề cập đồng thời hai từ “sáp nhập” và “sát nhập” với nghĩa tương tự nhau.

Tuy nhiên, theo ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quận – Trưởng Bộ môn Hán Nôm Khoa Văn học và khoa Ngôn ngữ – trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thì không nên sử dụng hai từ này giống nhau bởi nó không thật hợp lý.

Từ “sát” – tức là cạnh đến mức không còn khoảng cách, còn “sáp” nghĩa là cắm vào, cài vào; nếu sử dụng chung, nghĩa gốc của từ “sáp” không còn, từ đó, nghĩa của từ đã bị thay đổi.

Nguồn: kenh14.vn


Về Expertrans Global

Expertrans Global là Nhà cung cấp các dịch vụ về giải pháp hỗ trợ toàn cầu hóa hiệu quả nhất dành cho doanh nghiệp – Dịch vụ Ngôn NgữDịch Thuật (sang Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn,), Phiên dịch, Bản địa hóa, Thu âm – Lồng tiếng,… Với hơn 14 năm kinh nghiệm, chúng tôi kết hợp trí tuệ của đội ngũ biên, phiên dịch viên giỏi nhất, được sàng lọc và tuyển chọn khắt khe, với những công nghệ dịch thuật tiên tiến, chuyên nghiệp nhất hiện nay như Trados, Translation Memory để mang đến cho khách hàng sự uy tín và hài lòng tối đa.

Top 7 Ngành Có Nhu Cầu Dịch Thuật Cao Nhất Năm 2023

Trong thời của đại toàn cầu hóa, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn mở rộng mình ra thị trường quốc tế bởi lợi ích và tương lai mà nó đem lại. Tất nhiên, toàn cầu hóa đã giúp hầu hết […]

Bản địa hóa phần mềm & ứng dụng di động

Bản địa hóa phần mềm và ứng dụng dành cho thiết bị di động đang ngày càng trở nên quan trọng. Do nhu cầu sử dụng thiết bị điện tử, thiết bị di động hiện nay là vô cùng lớn. […]

Rèn luyện AQ – 2023: Chinh phục Nhìu Cồ San 2965m

Thứ 7, ngày 11/02/2023 vừa qua toàn bộ nhân sự Công ty cổ phần Expertrans Toàn Cầu đã có chuyến rèn luyện AQ, chinh phục thành công đỉnh núi Nhìu Cồ San độ cao 2965m. Ký ức về các dốc […]

Xu Hướng Dịch Thuật và Bản Địa Hóa Trong Năm 2023

Ngành dịch thuật và bản địa hóa không ngừng thay đổi việc luôn cập nhật tin tức và xu hướng mới nhất là yếu tố sống còn cho sự thành công của bạn. Trong thế giới toàn cầu hóa ngày […]

Nhận báo giá ngay
window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'UA-115449833-1'); !function(s,u,b,i,z){var o,t,r,y;s[i]||(s._sbzaccid=z,s[i]=function(){s[i].q.push(arguments)},s[i].q=[],s[i]("setAccount",z),r=["widget.subiz.net","storage.googleapis"+(t=".com"),"app.sbz.workers.dev",i+"a"+(o=function(k,t){var n=t<=6?5:o(k,t-1)+o(k,t-3);return k!==t?n:n.toString(32)})(20,20)+t,i+"b"+o(30,30)+t,i+"c"+o(40,40)+t],(y=function(k){var t,n;s._subiz_init_2094850928430||r[k]&&(t=u.createElement(b),n=u.getElementsByTagName(b)[0],t.async=1,t.src="https://"+r[k]+"/sbz/app.js?accid="+z,n.parentNode.insertBefore(t,n),setTimeout(y,2e3,k+1))})(0))}(window,document,"script","subiz","acokihlyiulzzxo18d10")